Câu nói hay của thiền sư thích nhất

70+ câu nói hay của thiền sư thích nhất hạnh đầy ý nghĩa

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được biết đến với những bài học hay về nhân sinh quan, chánh niệm về cuộc sống. Thầy cũng là một tác giả sách với lối viết gần gũi, dễ tiếp cận truyền cảm hứng về cuộc sống. Sau đây là những câu trích dẫn đáng chú ý từ các tác phẩm của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Những câu nói hay của thiền sư thích nhất hạnh về cuộc sống

1. Từ bi là một động từ.

2. Hãy mỉm cười, hít thở và đi từ từ.

3. Hành động của tôi nói lên tôi là ai.

4. Cuộc sống chỉ có trong giây phút hiện tại.

5. Bởi vì bạn đang sống, tất cả mọi thứ là có thể.

6. Cuộc sống chỉ có trong giây phút hiện tại.

7. Vì bạn cười, bạn làm cuộc sống này đẹp hơn.

8. Sự hiểu biết có nghĩa là vứt đi kiến thức của bạn.

9. Bởi vì bạn đang sống nên mọi thứ đều có thể thành sự thật.

10. Tôi đã tới. Tôi đang ở nơi cần ở. Điểm đến của tôi nằm trên mỗi bước đi.

11. Nếu bạn yêu ai đó, món quà quý nhất bạn có thể tặng họ là sự có mặt của mình.

12. Không có con đường nào dẫn tới hạnh phúc. Hạnh phúc chính là con đường đó.

13. Đôi khi niềm vui mang tới nụ cười. Nhưng cũng đôi khi, chính nụ cười mang tới niềm vui.

14. Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ tận hưởng từng phút của ngày hôm đó cho tôi sống.

15. Mỗi hơi thở, mỗi bước đi của chúng ta có thể lấp đầy bởi bình an, hạnh phúc và sự thanh thản.

16. Cảm giác đến và đi như những đám mây trên bầu trời lộng gió. Ý thức về hơi thở là nơi nương tựa của tôi.

17. Con người đau khổ là vì các thành kiến. Khi nhìn mọi thứ cởi mở hơn, chúng ta sẽ tự do và chẳng còn khổ đau nữa.

18. Mọi người rất khó buông bỏ đau khổ. Họ thích những nỗi đau khổ quen thuộc hơn vì sợ hãi những điều chưa biết.

19. Không sợ hãi không chỉ là điều khả thi, mà còn là nỗi vui sướng tột cùng. Khi bạn không sợ điều gì cả, bạn tự do.

20. Cơ thể này không phải của ta, ta không bị giới hạn bởi cơ thể này. Ta là cuộc sống không có ranh giới. Ta chưa bao giờ được sinh ra. Ta chưa bao giờ chết.

21. Hạnh phúc là được là chính mình. Bạn không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính bạn thừa nhận mình là được rồi.

22. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.

23. Uống trà của bạn từ từ và cung kính, như thể nó là trục trái đất trên thế giới xoay chậm, đều, không vội vã hướng tới tương lai.

24. Những mầm mống khổ đau trong bạn có thể thật mạnh mẽ, nhưng đừng đợi cho đến khi mọi khổ đau đi hết rồi mới cho phép mình được hạnh phúc.

25. Nhiều người nghĩ rằng sự phấn khích là hạnh phúc… Nhưng khi bạn đang phấn khích, bạn không bình yên. Hạnh phúc thật sự được dựa trên sự bình yên.

26. Nếu chúng ta bình an, chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể cười. Và mọi người trong gia đình, trong xã hội có thể hưởng niềm vui từ chính sự bình an của ta.

27. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính bạn phải là người có được những điều đó đã.

28. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

29. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.

30. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

31. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

32. Hy vọng là quan trọng bởi vì nó có thể làm cho giây phút hiện tại không khó để chịu đựng. Nếu chúng ta tin rằng ngày mai sẽ tốt hơn, chúng ta có thể chịu đựng khó khăn hôm nay.

33. Mỗi sáng thức dậy, tôi lại mỉm cười. Hai mươi tư tiếng mới mẻ đang ở trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn cho từng phút giây và xem xét mọi thứ bằng ánh nhìn từ bi.

34. Thức dậy buổi sáng này, tôi mỉm cười. Hai mươi bốn giờ mới trước mắt tôi. Tôi nguyện sống trọn vẹn trong từng thời điểm và xem xét tất cả chúng sinh với đôi mắt của lòng từ bi.

35. Quá khứ đã qua, tương lai thì chưa đến, và nếu chúng ta không quay trở lại với chính bản thân mình trong thời điểm hiện tại, chúng ta không thể bắt nhịp với cuộc sống.

36. Cội nguồn của tình yêu nằm sâu trong mỗi chúng ta. Chúng ta có thể giúp người khác hạnh phúc. Một lời nói, một hành động, một suy nghĩ cũng có thể làm vơi nỗi buồn và tăng hạnh phúc cho người khác.

37. Mỗi người chúng ta nên tự hỏi mình: Tôi thật sự muốn gì? Trở thành người thành công số 1? Hay đơn giản là người hạnh phúc? Để thành công, bạn có thể phải hi sinh hạnh phúc của mình. Bạn có thể trở thành nạn nhân của thành công, nhưng bạn không bao giờ là nạn nhân của hạnh phúc.

38. Tự do có được nhờ tu tập và thói quen. Bạn phải rèn luyện mình cách bước đi như một người tự do, ngồi như một người tự do và ăn như một người tự do. Chúng ta phải rèn luyện bản thân về cách sống như thế nào.

39. Gây ra chiến tranh, khiến hàng triệu người đàn ông và phụ nữ gieo rắc chết chóc ngày đêm trong trái tim họ là gieo hàng triệu hạt giống bạo lực, giận dữ, thất vọng và sợ hãi. Những hạt giống đó rồi sẽ truyền lại cho các thế hệ mai sau.

40. Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.

41. Nỗi sợ hãi lớn nhất là khi chết đi, chúng ta sẽ hóa thành hư không. Nhiều người trong chúng ta tin rằng toàn bộ quá trình tồn tại của mình là tuổi thọ bắt đầu từ lúc sinh ra hoặc được thụ thai và kết thúc lúc chúng ta chết đi. Chúng ta tin rằng mình sinh ra từ hư không và khi chết đi lại hóa thành hư không, do đó chúng ta tràn ngập nỗi sợ hãi về sự hủy diệt

42. Mọi người thường xem xét việc đi trên mặt nước hoặc trong không khí mong một phép lạ. Nhưng tôi nghĩ rằng phép lạ thực sự không phải là đi bộ hoặc nước hoặc trong không khí, mà là bước đi trên trái đất. Mỗi ngày chúng ta đang tham gia vào một phép lạ mà chúng ta thậm chí không nhận ra: một bầu trời xanh, mây trắng, lá xanh, màu đen từ đôi mắt tò mò của một đứa trẻ – đôi mắt của chính chúng ta. Tất cả là một phép lạ.

Những câu nói hay của thiền sư thích nhất hạnh trích từ sách

1. Chúng ta mãi bôn ba, rong ruổi cuộc trong cuộc sống. Chúng ta không có khả năng hay cơ hội dừng lại để nhìn sâu vào cuộc đời của mình. Chúng ta phải nhìn lại, và nhìn sâu vào cuộc đời của mình. Chúng ta phải nhìn lại, và nhìn sâu để có thể hiểu – Giận.

2. Nên nhớ rằng, cảm xúc chỉ là một cảm xúc. Cảm xúc đến trong ta một thời gian rồi sẽ biến đi. Thế thì tại sao ta lại phải chết vì cảm xúc? Ta còn có nhiều cái khác hơn là cảm xúc. Đây là điều quan trọng phải nhớ. Khi có một cảm xúc mạnh thì hãy tiếp tục thở hơi thở chánh niệm, hướng về huyệt đan điền và luôn nhớ rằng cảm xúc mạnh sẽ đi qua – Giận.

3. Nhờ có năng lượng chánh niệm mà ta biết được những gì đang có mặt trong giây phút hiện tại, kể cả người mà ta thương – Giận.

4. Nếu chúng ta nắm giữ một cái gì đó và coi đó là chân lý rồi mắc kẹt vào đó, thì cho dù sự thực có đến gõ cửa nhà ta, ta cũng không chịu mở cửa. Chúng ta phải sẵn sàng buông bỏ cái thấy của ta – Muốn an được an.

5. Mỗi ngày, khi làm, nghĩ hay nói điều gì ta phải nói, nghĩ và làm với sự bình an. Nếu ý thức được cách sống của mình, ý thức cách ta tiêu thụ, cách ta nhìn nhận vấn đề thì ta sẽ biết cách chế tác an lạc ngay trong giây phút hiện tại, giây phút ta đang sống – Muốn an được an.

6. Chúng ta giam mình trong cái bản ngã nhỏ bé, chỉ nghĩ đến những điều kiện thuận lợi trước mắt cho riêng mình trong khi lại phá hủy những cái lớn lao hơn. Một ngày nọ, bỗng nhiên tôi nhận ra rằng mặt trời là trái tim của tôi. Nếu trái tim tôi ngừng đập thì tôi sẽ chết, nhưng nếu mặt trời, một trái tim khác của tôi ngừng hoạt động thì tôi cũng sẽ chết ngay lập tức – Muốn an được an.

7. Lắng nghe sâu với tâm thương yêu, bạn sẽ hiểu người kia sâu sắc hơn và thương yêu sẽ được nuôi dưỡng. Nền tảng của thương yêu là hiểu biết, và hiểu biết trước hết là hiểu biết khổ đau. Tất cả chúng ta đều cần được thấu hiểu – Nghệ thuật thiết lập truyền thông.

8. Khi đã biết một người đang đau khổ và thấy rõ nguồn gốc của đau khổ nơi người ấy thì ta khởi tâm từ bi. Ta không còn ý muốn trừng phạt hay trách móc. Ta có thể lắng nghe và nói lời ái ngữ với tâm hiểu và thương. Và người nghe ta sẽ cảm thấy thoải mái vì những lời đầy hiểu và thương của ta – Nghệ thuật thiết lập truyền thông.

9. Chúng ta tin tưởng quá nhiều vào kỹ thuật truyền thông. Nhưng đằng sau các dụng cụ ấy ta có trí óc. Trí óc là dụng cụ truyền thông căn bản. Nếu trí có ta tê liệt thì không một dụng cụ nào có thể thay thế giúp ta truyền thông với chính ta hay với người khác – Nghệ thuật thiết lập truyền thông.

10. Cuộc đời chung quanh ta có rất nhiều khổ đau, ta phải biết tiếp xúc với khổ đau để nuôi lớn lòng từ bi. Để có đủ sự vững chãi, ta phải biết ôm ấp những yếu tố tích cực. Khi ta thấy có những người biết sống chánh niệm, biết mỉm cười và cư xử với nhau bằng tình thương thì ta có niềm tin cho tương lai – Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi.

11. Không được chánh niệm hướng dẫn trong cách ăn uống và sản xuất, ta sẽ đối xử rất bạo động với chính thân thể của mình, với mọi loài sinh vật trên trái đất này. Đất mẹ đã phải gánh chịu rất nhiều khổ đau vì cách ăn uống thiếu chừng mực của chúng ta – Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi.

12. Bụt dạy khi đầy đủ nhân duyên thì sự việc biểu hiện, và chúng ta nói nó hiện hữu. Khi thiếu một hoặc hai điều kiện, sự việc đó không biểu hiện như trước thì ta nói nó không hiện hữu. Theo Bụt, nói rằng thứ này có hay không là sai. Trong thực tại, không có thứ gì hoàn toàn có hay hoàn toàn không hiện hữu – Không diệt, không sinh đừng sợ hãi.

13. Bản chất thật sự của chúng ta có tính cách vô sinh bất diệt. Chúng ta không cần phải đi đâu mới tiếp xúc được bản chất chân thực của mình. Sóng không cần phải đi tìm nước vì chính nó là nước. Chúng ta không cần đi tìm Thượng đế hay Niết bàn, hay bản chất tuyệt đối, vì chúng ta là Niết bàn, là Thượng đế – Không diệt, không sinh đừng sợ hãi.

14. Chăm sóc môi trường không phải là một nghĩa vụ mà là vấn đề sống còn, là hạnh phúc của mỗi cá nhân và tập thể. Chúng ta sẽ sống và phát triển cùng nhau và cùng với Đất Mẹ hoặc tất cả đều không thể sống còn – Tâm tình với Đất Mẹ.

15. Trái Đất đã mất cân bằng. Việc chúng ta mất kết nối với nhịp điệu tự nhiên của Trái Đất là nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiện đại – Tâm tình với Đất Mẹ.

16. Khi tiếp xúc được với những gì tươi mát, lành mạnh trong ta và ngoài ta, ta mới biết được giá trị của chúng để mà trân quý, bảo vệ và chăm sóc chúng. Lúc ấy, ta mới thấy rằng những yếu tố đem đến an lạc và hạnh phúc luôn sẵn có trong mỗi chúng ta – An lạc từng bước chân

17. Sự sống chung quanh ta tràn đầy những mầu nhiệm như ly nước trong, tia nắng ấm, con bươm bướm, chiếc lá, nụ hoa, tiếng cười hay giọt mưa… Nếu sống trong tỉnh thức, ta sẽ dễ dàng nhận ra được những mầu nhiệm ấy đang có mặt khắp nơi – Hạnh phúc cầm tay.

18. Chúng ta đã đi lang bạt quá nhiều rồi. Chúng ta mong ước có một nơi để quay về, để nương tựa, để có sự bình an trong thân tâm. Chúng ta không nên tìm nơi nương tựa đó ở ngoài, hãy tìm nó ngay trong giây phút hiện tại, trong năm uẩn của mình – Con đã có đường đi.

19. Hạnh phúc chỉ có thể là bây giờ, hoặc không bao giờ! Ta cần phải biết lựa chọn: An trú trong hiện tại, hạnh phúc trong hiện tại hay là trầm luân? Hơi thở và bước chân là những chiếc phao giúp ta nổi lên trên dòng chảy của quá khứ, của tương lai mà không bị nó nhân chìm – Con đã có đường đi.

20. Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và đau khổ – Tìm bình yên trong gia đình.

21. Kẻ thù đích thực của chúng ta chính là sự lãng quên. Nếu chúng ta nuôi dưỡng chánh niệm mỗi ngày và tưới tẩm những hạt giống bình an trong ta và trong những người xung quanh ta, ta sẽ trở nên sống động, và ta có thể giúp cho chính mình cũng như những người khác đạt đến an ổn và từ bi – Để có một tương lai.

22. Thấy được tính vô thường của vạn vật, mình sẽ có một cái nhìn điềm đàm và trầm tĩnh, vì vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm mình – Đường xưa mây trắng.

23. Kẻ thù của chúng ta không phải là con người; kẻ thù của chúng ta là tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Mà tham, sân, si, mạn, nghi, kiến cũng không phải là kẻ thù ta, bởi đó là rác mà chúng ta cần để chuyển thành hoa. Cái nhìn của đạo Bụt là như vậy. – Thả một bè lau.

24. Trở về với bạn, trở về với hơi thở, với nụ cười, với chính mình, trong một tư thế vững chãi và an nhiên. Đó là một hạnh phúc lớn. Bạn phải có khả năng thưởng thức những giờ phút ấy. Bạn nên tự hỏi: “Giờ phút này mà không an lạc thì giờ phút nào ta mới được an lạc?” – Từng bước nở hoa sen.

25. Nghiệp là nền tảng mà ta nương tựa. Chúng ta chỉ có một nền tảng để nương tựa. Đó là nghiệp. Chúng ta sẽ chịu lãnh hoa trái của tất cả hành động, thiện hay bất thiện, của ta – Fear – Hóa giải Sợ hãi bằng tình thương.

26. Muốn làm cho tâm an thì sự thực tập là quan trọng nhất. Tâm an rồi, sự bực bội và lo lắng không còn nữa, thì ta đã có hạnh phúc rồi, và ta có thể chấp nhận được hoàn cảnh. Hạnh phúc là tùy tâm chứ không phải tùy cảnh – Chỉ nam thiền tập dành cho người trẻ.

27. Khi chúng ta thấy được những hì xảy ra trong giây phút hiện tại, chúng ta cũng sẽ biết được những gì xảy ra khi chết. Tất nhiên là có sự tiếp nối, nhưng sự tiếp nối này không cần phải đợi đến giờ phút chết mới thấy được. Sự tiếp nối xảy ra ngay bây giờ và ở đây. Chúng ta được tái sinh trong mỗi giây phút – Bụt là hình hài, bụt là tâm thức.

28. Nếu không có sự tĩnh lặng trong tự thân, nếu thân tâm ta đầy rẫy những sự ồn ào, náo loạn, thì ta không thể nghe được tiếng gọi của vẻ đẹp – Tĩnh lặng.

29. Yên lặng là một điều thiết yếu.
Chúng ta cần yên lặng,
như cần không khí,
như cây cần ánh sáng.
Nếu tâm trí chúng ta đầy ắp những ngôn từ
và suy nghĩ
Thì chúng ta sẽ không có không gian. – Tĩnh lặng.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *